Cơ sở sản xuất dép lào xốp và câu chuyện nghề

Cơ sở sản xuất dép lào xốp vài năm trở lại đây là một lựa chọn khởi nghiệp cho không ít người. Trong những câu chuyện khởi nghiệp này, có không ít cơ sở khởi đầu nhỏ lẻ, đầu tư vốn ít. Qua vài năm họ đã trở thành thương hiệu uy tín đứng vững trong thị trường tiêu thụ bình dân lẫn cao cấp. Sự thành công như thế trở thành động lực lẫn nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ. Dù chỉ có số vốn nhỏ, họ vẫn không ngần ngại bắt tay vào nghề.

1. Thành lập cơ sở sản xuất dép lào xốp có thực là không quá khó?

Câu trả lời chắc chắn sẽ như nhiều người muốn nghe – thành lập một cơ sở sản xuất dép lào xốp không quá khó. Về cơ bản, theo kinh nghiệm của một số cơ sở khởi nghiệp đã thành công, họ cho rằng thành lập một cơ sở sản xuất riêng không thực sự khó như nhiều người đã từng đề cập đến. Theo họ, nếu bắt đầu quy mô nhỏ, chỉ cần số vốn khoảng trên 100 triệu đồng. Số vốn này đã có thể đầu tư cho một số máy móc thiết bị cần thiết như máy dập, máy cán, khung dập, khuôn dép…Cũng như bao gồm cả nguồn nguyên liệu đầu tiên đáp ứng sản xuất.

Nghề làm dép xốp cũng không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật. Những người lao động bình thưởng chỉ cần theo học vài tháng, là đã có thể đứng máy dập khuôn. Thậm chí những người có đầu óc sáng tạo, còn có thể tự đưa ra những ý tưởng áp dụng vào thiết kế. Họ có thể tạo những mẫu mã đẹp, đủ cạnh tranh cho cơ sở của mình.

Cơ sở sản xuất dép lào xốp

Thành lập một cơ sở sản xuất dép lào xốp không quá khó. Ảnh Nam Việt Shoes

2. Nghề dễ – sống với nghề không dễ

2.1. Thực trạng của sự cạnh tranh

Đây là một thực tế mà chỉ những người trải nghiệm nghề mới thấu hiểu được. Chính từ việc có khá nhiều người lựa chọn việc thành lập cơ sở sản xuất dép lào xốp coi như một con đường để kinh doanh và làm giàu, đã dẫn đến bao câu chuyện thăng trầm gắn với nghề lẫn người theo nghề.

Vì cho rằng đây là lĩnh vực dễ đầu tư. Thêm vào đó, nguyên liệu sản xuất khá rẻ, kỹ thuật dễ làm, đầu ra sản phẩm mở và thu lợi nhuận tốt,…ngày càng nhiều cơ sở sản xuất dép lào xốp đã hình thành. Điều này dẫn đến nguồn cung sản phẩm quá cầu. Sự cạnh tranh ngày càng thêm phần khốc liệt.

2.2. Yêu cầu cao từ người tiêu dùng và những đòi hỏi khác từ thực tế

Đòi hỏi từ người tiêu dùng ngày càng cao. Đây là thực tế đối với mọi sản phẩm kể cả bình dân. Ngoài việc phải đầu tư thêm máy móc hiện đại hơn, lại ở thời đại công nghệ số, digital marketing chi phối. Điều này khiến kênh bán hàng truyền thống không còn là lựa chọn duy nhất nữa.

digital marketing

Các cơ sở sản xuất hiện nay dù là sản xuất mặt hàng bình dân cũng phải làm tốt digital marketing. Ảnh Pixabay

Tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh là điều phải làm

Thực vậy, từ tình hình phát triển ở thực tế, một xưởng sản xuất dép dép xốp muốn có thêm thị trường, lại phải đầu tư thêm sức người sức của. Họ phải tích cực tiếp cận với phương tiện máy móc mới. Bên cạnh đó chắc chắn phải có cả công nghệ thông tin. Họ phải tiếp cận không chỉ vì mục đích cải thiện mẫu mã sản phẩm, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu của họ. Mục đích là còn để tăng sức cạnh tranh, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh. Cũng như tìm kiếm cho mình những phương án thích hợp hơn, trong việc tăng lượng khách hàng. Đây đồng thời cũng là để tăng thêm cơ hội mở rộng thị trường.

Thế mới thấy, nhìn thấy những đôi dép lào xốp, không nhiều người suy nghĩ được đến bao điều gắn với những chiếc dép bình dân này. Sản phẩm rất gần gũi và giá rẻ nhưng hành trình ra được sản phẩm không đơn giản thế. Nghề sản xuất dép xốp hay thành lập một cơ sở sản xuất dép lào xốp đúng thực bây giờ có vẻ như không quá khó. Song, để sống được với nghề lâu bền hay để một cơ sở tồn tại và phát triển lâu dài ổn định, thực sự chẳng dễ một chút nào.

Hằng Lâm